Quy trình sản xuất cửa nhôm tại xưởng

xingfa

1. Mục đích
– Quy trình nhằm thống nhất phương pháp sản xuất cửa nhôm định hình, nhằm đảm bảo tính chính xác và tiêu chuẩn sản xuất cửa của Công ty.
– Làm công cụ thiết yếu trong công tác KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) nhằm loại bỏ các sản phẩm bị khuyết tật, đảm bảo được yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật.
– Xác định được trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận có liên quan.

===>> Xem thêm dây chuyền máy sản xuấy cửa nhôm

2. Phạm vi áp dụng
– Quy trình này được áp dụng đối với việc triển khai các hoạt động sản xuất các loại cửa nhôm kính (Việt Pháp, XingFa) tại xưởng.
– Quy trình được áp dụng từ tổ viên sản xuất, tổ trưởng, quản trị viên và ban lãnh đạo Công ty.
3. Yêu cầu đối với tổ viên sản xuất
– Được đào tạo về nội dung lao động và văn hóa của Công ty.
– Được đào tạo về an toàn vệ sinh lao động.
– Được đào tạo về cấu tạo, đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật của thành phẩm, nguyên vật liệu.
– Được đào tạo về công nghệ sản xuất.

– Được đào tạo về bản vẽ kỹ thuật.
– Được đào tạo hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, dụng cụ cầm tay.
– Được đào tạo về quy định bảo quản, đóng gói, vận chuyển.
4. Định nghĩa
4.1. Nhôm Việt Pháp
a. Đặc điểm cửa nhôm Việt Pháp
– Kết cấu vững chắc có thể chịu được sức ép của gió, bão trên cấp 12.
– Không bị cong vênh, oxi hóa, co rút, hoen gỉ theo thời gian.
– Tuyệt đối không bị mối mọt tấn công.
– Tuổi thọ của lớp sơn (sơn tĩnh điện + màng film) hầu như không bị ảnh hưởng và không bị bạc màu bởi thời tiết.
– Dạng sản phẩm: cửa đi, cửa lùa, cửa sổ mở chữ A, cửa sổ mở lật, cửa chớp…
– Sử dụng với kính dán, kính cường lực: 5mm, 6 mm, 7 mm, 8 mm, 10 mm, 12 mm, 15 mm …đủ màu sắc.
b. Đặc tính kỹ thuật
– Tiêu chuẩn độ dày cho cửa 1.7mm (hệ nhôm 450), cửa sổ là 1.3mm (hệ
nhôm 4400, 2600).
– Màu sắc: trắng sứ, vân gỗ, trắng mờ, vàng kim, nâu mờ.
c. Một số mẫu cửa
– Cửa đi mở quay

– Cửa đi mở trượt

– Cửa đi xếp trượt

– Cửa sổ mở quay

– Cửa sổ mở trượt

– Cửa sổ mở hất

4.2. Nhôm Xing Fa

a. Đặc điểm cửa nhôm xing fa
– Nhôm có 1 màu thống nhất, rõ ràng, sang trọng, phổ biến là màu trắng và nâu sần.
– Chắc chắn, không cong vênh, hoen rỉ.
– Khe ép góc kín khít, kín nước và kín khí.
– Cửa cách âm, các nhiệt tốt.
b. Đặc tính kỹ thuật
– Hệ nhôm xingfa như: 50, 55, 60, 70, 93, 95…
– Độ dày nhôm: 1.8 – 2.0mm.
– Màu sắc: Nâu sần, trắng sứ, đen, vân gỗ…
– Độ dày kính lựa chọn: 6.38 – 10.38mm.
c. Một số mẫu cửa
– Cửa sổ hệ 55 mở trượt.
– Cửa sổ hệ 55 mở hất.
– Cửa sổ hệ 55 mở quay.
– Cửa đi hệ 93 mở trượt.
– Cửa đi hệ 55 mở quay.
– Cửa đi hệ 55, 93 mở xếp gập.
4.3. Gioăng (ron)
– Bao gồm ron lông (dùng cho hệ cửa lùa) và ron cao su.
– Ron cao su làm tăng độ kín khít để cách âm và chống nước, cách nhiệt.
Tùy theo loại thanh sử dụng ron có hình dáng và biên dạng khác nhau phù hợp cho từng chức năng cần sử dụng.
4.4. Tần suất kiểm tra sản phẩm
– Đối với tổ viên sản xuất trực tiếp kiểm tra 100% sản phẩm làm ra.
– Đối với tổ trưởng kiểm tra công đoạn: kiểm tra 3 thanh đầu tiên, sau đó kiểm tra xác suất 5% sản phẩm làm ra.
– Đối với quản trị viên: là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm trước cấp trên, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc công nhân làm việc nghiêm túc.
– Cách kiểm tra: kiểm tra bằng mắt thường, trực quan, kiểm tra bằng công cụ đo, thước mét, thước lá, thước kẹp.
– Các lỗi thống kê hằng ngày (bao gồm các lỗi làm hao phí vật tư và lỗi không hao phí vật tư) thì phải được theo dõi trong sổ theo dõi sản phẩm không phù hợp.
5. Nội dung quy trình
5.1. Quy trình sản xuất
5.2. Diễn giải quy trình
– Các thanh nhôm được sản xuất theo công nghệ đùn ép, bề mặt được xử lý và sơn phủ bằng phương pháp sơn tĩnh điện. Bề mặt rất dễ bị xước và bóp méo do vậy thanh nhôm phải bảo quản trên giá phẳng, khi di chuyển và bốc xếp không được lôi, kéo, mà phải được để nhẹ nhàng và khi xếp để các thanh lên nhau phải đảm bảo thẳng và song song với nhau.

Thanh profile phải được dán protech trước khi cho vào cắt, trường hợp đặc biệt có thể dán sau, nhưng phải đảm bảo không bị ảnh hưởng trong quá trình gia công.
– Trước khi tiến hành gia công sản phẩm phải kiểm tra hệ nguyên vật liệu đầu vào. Những thanh nhôm bị trầy xước hoặc bị móp, lõm cong vênh nếu không xử lý được thì phải loại bỏ trước khi cắt để đảm bảo được tính thẩm mỹ và yêu cầu chất lượng sản phẩm. Những thanh nhôm bị hỏng,lỗi hoặc do bảo quản không tốt phải báo cáo cho người phụ trách để giải quyết. Chọn đúng chủng loại, ký hiệu, màu sắc theo đúng yêu cầu bản vẽ thiết kế.
– Lập kế hoạch và phương án sản xuất, phân công người thực hiện, dự trù được tiến độ thực hiện. Xác định kích thước của thanh theo bản vẽ và đo đạc khảo sát thực tế. Khung bao cửa cách mép tường trên là 2 mm để bắn keo, phía dưới phải dư 1 đoạn để chôn xuống đất hoặc cắt đi khi chỉnh cao độ ráp lắp tại công trình. Khung bao cửa phải cách nền nhà 2 mm.
– Lập bảng tổng hợp kích thước thanh cần cắt. Trước khi cắt thanh nhôm phải kiểm tra các thiết bị máy móc và khu vực mình làm việc có đảm bảo an toàn hay không, máy móc có hoạt động tốt không.
– Vận hành máy cắt và thao tác đúng theo quy trình kỹ thuật vận hành máy. Khi cắt phải tính toán sao cho có tỷ lệ sử dụng là tối đa nhất, ưu
tiên cắt thanh dài trước thanh ngắn cắt sau.
– Chú ý khi cắt nhôm phải để dư khoảng 1mm để kiểm tra lại. Sau khi cắt xong tiến hành vệ sinh để loại bỏ bụi nhôm, dũa bavia để khi ghép lại bề mặt sẽ trơn mịn. Kiểm tra kích thước thanh bằng thước mét, góc cắt 45 và 90 độ phẳng mặt cắt bằng ke góc, nếu mặt cắt không phẳng thì khi ghép 2 mặt lại sẽ có khe hở. Mặt cắt không phẳng là do điều chỉnh lưỡi cưa không chính xác hoặc thực hiện không đúng quy trình của máy cắt. Sau khi kiểm tra xong tiến hành ghi kích thước và ký hiệu (tên công trình, tên cửa, tầng số mấy) lên thanh nhôm.
5.2.1. Quy trình sản xuất cửa nhôm Việt Pháp

Phần 1: LẮP CỬA SỔ, CỬA ĐI
a. Lắp khung bao cửa:
– Khi cắt khung bao cửa phải cắt dư 1 đoạn để chôn xuống đất hoặc chỉnh sửa cao độ khi lắp ráp tại công trình.
– Luồn ron cao su vào trong khung bao:
+ Trước khi luồn ron thì phải vệ sinh ron để loại bỏ bụi bẩn hoặc đất cát bám dính.
+ Ron phải được nằm đều trong rãnh, đúng chiều, không được hở góc. Ron được luồn vào phải căng, không được trùn, trả về được trạng thái ban đầu tự nhiên của ron, phải đủ chiều dài.
+ Không được kéo giãn ron, không được dùng búa hoặc tua vít để đóng ron vào sẽ làm biến dạng ron, có thể dùng chất bôi trơn (dầu, xà bông) để luồn ron.
+ Ron phải liền đoạn không được chắp nối, nếu chắp nối sẽ bị rớt ra trong quá trình sử dụng cửa về sau.
+ Đầu ron phải cắt đúng góc 45o không có bavia, khuyết tật, rách ron và dư 5 – 10mm.
+ Ron được đặt giữa các khe để đảm bảo độ kết dính, cách nước, cách âm, khe hở.
– Lắp bát ke góc khung phải đúng vị trí, khoan mồi để định vị bắt vít.
– Lắp khung bằng vít, trong quá trình lắp sử dụng vam kẹp để giữ khung cố định. Vít phải được bắn vuông góc, phải sát, không được bể đầu.
– Sau khi lắp khung xong phải tiến hành kiểm tra: kiểm tra độ chắc chắn, kiểm tra góc xuông bằng ke hoặc kiểm tra kích thước 2 đường chéo, kiểm tra khe hở, dùng tay để kiểm tra độ phẳng mặt của 2 khung. Nếu có sai xót phải xử lý, dùng búa cao su để điều chỉnh, tuyệt đối không được dùng đầu của tua vít để đóng điều chỉnh, điều này sẽ dẫn đến thanh nhôm bị lõm, móp và không đạt yêu cầu.

1. Lắp khung cánh cửa:
– Luồn ron cao su vào trong khung, cách làm tương tự như luồn ron vào khung bao cửa, tuy nhiên sau khi luồn ron xong thì cắt ron phải sát mép và chéo 1 góc 45o đúng với góc cheo của khung. Ron phải liền đoạn không được chắp nối, nếu chắp nối sẽ bị rớt ra trong quá trình sử dụng cửa về sau.
Lắp bát ke góc khung phải đúng vị trí, khoan mồi để định vị bắt vít.
Lắp khung bằng vít, trong quá trình lắp sử dụng vam kẹp để giữ khung cố định. Vít phải được bắn vuông góc, phải sát, không được bể đầu.
Sau khi lắp khung xong phải tiến hành kiểm tra: kiểm tra độ chắc chắn, kiểm tra góc xuông bằng ke hoặc kiểm tra kích thước 2 đường chéo, kiểm tra khe hở, dùng tay để kiểm tra độ phẳng mặt của 2 khung. Nếu có sai xót phải xử lý,dùng búa cao su để điều chỉnh, tuyệt đối không được dùng đầu của tua vít để đóng điều chỉnh, điều này sẽ dẫn đến thanh nhôm bị lõm, móp và không đạt yêu cầu.

* Lắp cây trung gian của khung cánh:
– Liên kết cây trung gian vào khung cánh bằng bát, khoan mồi và bắn rive. Trong quá trình lắp dùng vam kẹp để giữ cố định và đảm bảo độ chắc chắn.
Khi bấm phải để rive thẳng vuông góc với thanh nhôm, ép sát rive vào thanh nhôm để không bị vênh, không để sót các cuống rive gây mất thẩm mỹ.

– Kiểm tra mặt phẳng, độ hở, độ chắc chắn và vuông góc.
Xử lý sai xót nếu có.

– Lắp nẹp: Khi cắt nẹp để gắn thì cắt dư 1mm để gắn vào khung cho chắc chắn và đảm bảo không có lỗ hở giữa 2 bề mặt. Kiểm tra độ chắc chắn, phẳng mặt và khe hở.

– Lắp lam: Lam có 2 loại: lam phẳng và lam sọc (ngang hoặc dọc) được gắn vào khung, sau đó gắn nẹp vào. Lấy giấy chèn vào khe hở xung quanh các góc để sau này gắn keo cho thuận tiện.

– Lắp bản lề: Xác định số bản lề cần lắp (2, 3 hay 4 cái) tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Xác định vị trí cần lắp bản lề, đo từ phía trên cánh xuống theo kích thước tiêu chuẩn.
Cắt ron cao su chỗ gắn bản lề.
Gắn bát bản lề và gắn bản lề vào bát. Phải tra mỡ bò để đóng mở cửa êm ái nhẹ nhàng, khi đóng mở cửa bản lề không được kêu.
Đối với các loại bản lề đóng mở 2 chiều như: Bản lề sàn, bản lề trần, bản lề đứng vách do đặc điểm phải chịu tải lớn (thường là kinh 10mm) nên khi lắp phải cố định vào khung bao. Nếu là bản lề sàn và trần thì khi mổ sàn, trần phải vừa khít nếu lỏng sẽ xảy ra tình trạng thân bản lề chuyển động theo cửa khi mở.
Riêng với bản lề vách nếu nơi lắp là tường thì phải cắt cây sắt dày 4mm (có ren) cho vào tường để bắn vis từ bản lề vào vách, nếu không có lót sắt khi sử dụng sẽ bị bể tường.
Kiểm tra bản lề phải được lắp ngay ngắn không vênh vẹo, phải đứng và đảm bảo độ chắc chắn của bản lề.
Quấn băng keo bản lề để tránh bị rớt hay va đập trong quá trình di chuyển.

– Lắp ổ khóa, chốt :
g1. Lắp ổ khóa
– Xác định vị trí ổ khóa, từ dưới lên đến mép khoảng 900 – 1000mm hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Xác định loại ổ khóa và vẽ hình dạng lên cánh cửa để xác định vị trí. Để thuận tiện cho thi công hàng loạt thì tiến hành làm bản khóa mẫu để xác định hình dạng nhanh chóng.
Tiến hành khoan, cắt tạo lỗ khóa, sau đó làm sạch bụi nhôm, loại bỏ bavia. Sai số cho phép khi khoan lỗ khóa là ± 1mm. Các lỗ ngậm ti khóa phải được gia công vừa khít với ti khóa, nếu rộng quá cánh cửa sẽ bị rung lắc, nếu khít quá khi đóng sẽ rất khó. Đặc biệt là những loại khóa được thiết kế lỗ ngậm ti khóa ở dưới nền nhà thì phải đánh dấu xuống nền nhà: Vị trí cánh cửa tương ứng với vị trí lỗ ngậm khóa, để người sử dụng kéo cửa đến đúng vị trí đã đánh dấu là có thể khóa được ngay không cần phải rà tìm.
– Ruột khóa nhất thiết phải được tra mỡ trước khi lắp khóa vào. Kiểm tra vận hành thử, xử lý nếu có sai xót. Tay khóa phải chắc chắn nhưng nhẹ nhàng, phải lắp yếm khóa để dễ dàng khi thao tác đóng mở.
– Quấn băng keo bảo vệ.
g2. Lắp chốt
– Chốt gài, chốt giữ hãm phải được lắp ngay ngắn cố định trên khung cánh. Lỗ chốt khi khoan cần phải ôm sát với ti chốt để chống lắc, tay chốt phải dễ nắm dễ thao tác đóng mở.
– Đối với trường hợp cửa sổ có song bảo vệ thì phải tính toán sao cho song bảo vệ không bị vướng vào đuôi chốt sò. Khi lắp cần phải tra mỡ bò vào các bộ phận để chốt được trơn tru khi sử dụng.
– Đối với cửa 2 cánh hoặc 4 cánh phải đánh dấu xuống nền vị trí của cửa trụ khi đóng (cửa có mang chốt âm) để khi đóng cửa chỉ cần kéo cánh cửa đến vị trí đã đánh dấu là có thể bật chốt thuận tiện không cần phải rà tìm.
– Riêng loại móc của chốt giữ hãm cần phải lót thêm miếng nhôm dày ít nhất 4mm vào phía trong để ren vít có chỗ bám. Chú ý những loại chốt này nếu bấm rive sẽ rất dễ bị gió giật đứt rive.
h. Lắp gờ móc:
– Luồn ron vào gờ móc, cắt ron. Ron phải liền đoạn không được chắp nối.
Xác định vị trí lắp gờ móc : mép trên hay mép dưới.
Lắp gờ móc bằng vít.
Kiểm tra.

– Kiểm tra thành phẩm:
– Kiểm tra thành phẩm là khâu cuối cùng trước khi xuất xưởng, đây là khâu rất quan trọng.
Kiểm tra tổng thể : thẩm mỹ, kích thước bao đúng bản vẽ thiết kế.
Bản lề đúng vị trí, tay chống, cửa đi, cửa lùa, cửa mở, khi đóng mở phải nhẹ nhàng, không có tiếng động.
Khóa, chốt đóng mở nhẹ nhàng, đúng loại khóa và đầy đủ chìa.
Phụ kiện đảm bảo đầy đủ.
Mã sản phẩm trùng với mã thiết kế.
Bề mặt Profile không bị xước sơn, dị tật trên bề mặt.
Gioăng, xập kín và gắn chắc.
Tay nắm đúng bên (trái, phải ) theo bản vẽ thiết kế

– Xử lý các vết xước, các góc nối còn hở nếu có thể.
Kiểm tra vệ sinh: loại bỏ bụi nhôm, bavia.
Đóng gói, cố định sản phẩm để tránh bị rơi hoặc va đập trong quá trình di chuyển.

– Xuất xưởng:
– Kiểm tra so với kế hoạch vận chuyển và lắp đặt.
Kiểm tra mã sản phẩm đúng theo lệnh sản xuất, ngoại quan profile, bản lề, phụ kiện kim khí.
Kiểm tra vật tư phụ theo list tính toán vật tư, chuyển cùng phải đồng bộ, đủ số lượng, đúng mã khách hàng.
Kiểm tra phiếu xuất khớp với số lượng và mã sản phẩm.
Sản phẩm chưa có tem KCS đánh giá đạt thì không được chuyển ra công trình.
Ghi lại những thông tin: Kính chuyển rời, chưa chuyển kính, những phát sinh khác, người quyết định chuyển đi.
Yêu cầu xe ra khỏi kho khi đã xếp xong hàng.

Phần 2. LẮP CỬA LÙA
a. Lắp khung bao cửa:
– Lắp bát ke góc khung phải đúng vị trí, khoan mồi để định vị bắt vít.
Lắp đường ray trượt bánh xe phải song song và vuông góc.
Tiến hành dán keo xốp 2 mặt vào vị trí góc chéo giữa 2 khung, để chống khe hở, chống nước.
Lắp khung bằng vít, trong quá trình lắp sử dụng vam kẹp để giữ khung cố định. Vít phải được bắn vuông góc, phải sát, không được bể đầu.
Sau khi lắp khung xong phải tiến hành kiểm tra: kiểm tra độ chắc chắn, kiểm tra góc xuông bằng ke hoặc kiểm tra kích thước 2 đường chéo, kiểm tra khe hở, dùng tay để kiểm tra độ phẳng mặt của 2 khung.
Khoan lỗ thoát nước ở đường ray dưới khung bao, nằm ở phía ngoài cửa. Lỗ thoát nước phải được khoan cách mép ngoài khoảng 30 – 80mm.

– Lắp khung cánh cửa:
– Cắt và dập đố dọc: đố dọc được liên kết với đố ngang, do đó kích thước để dập đố dọc bằng với kích thước chiều cao thanh đố ngang. Sau khi cắt dập xong thì vệ sinh, dũa bavia để loại bỏ phần mạt nhôm.
Luồn ron lông vào trong đố dọc và đố ngang. Ron lông cũng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như phía trên.
Gắn miếng nhựa chống rung đảm bảo trong quá trình kéo cửa phải nhẹ nhàng, cửa không rời ra khung bao, khi đóng lại không rung lắc.
Gắn bánh xe: trước khi gắn bánh xe phải kiểm tra đồng tâm để khi trượt êm ái, không vồng sốc.

– Lắp khung và kiểm tra: độ chắc chắn, kiểm tra góc xuông bằng ke hoặc kiểm tra kích thước 2 đường chéo, kiểm tra khe hở, dùng tay để kiểm tra độ phẳng mặt của 2 khung.

– Lắp nẹp: Khi cắt nẹp để gắn thì cắt dư 1mm để gắn vào khung cho chắc chắn và đảm bảo không có lỗ hở giữa 2 bề mặt.
Kiểm tra độ chắc chắn, phẳng mặt và khe hở.

– Lắp khóa, chốt: Xác định vị trí ổ khóa, thông thường lấy chính giữa thanh cánh.
Tiến hành khoan, cắt tạo lỗ khóa, sau đó làm sạch bụi nhôm, loại bỏ bavia.
Lắp khóa vào. Kiểm tra vận hành thử, xử lý nếu có sai xót.
Quấn băng keo bảo vệ.

  1. Kiểm tra thành phẩm
    5.2.2. Quy trình sản xuất cửa nhôm XingFa

xingfaaa

Phần 1. LẮP CỬA ĐI
a. Lắp khung bao cửa:
– Khi cắt khung bao cửa phải cắt dư 1 đoạn để chôn xuống đất hoặc chỉnh sửa cao

độ khi lắp ráp tại công trình.
– Xác định vị trí của bát khóa, tiến hành phay bát khóa. Chú ý khi phay phải xác định được đường kính của mũi khoan, nếu mũi khoan lớn sẽ chày xước ở gần vị trí phay. Sau khi phay xong phải làm nguội, vệ sinh, dũa bavia để loại bỏ mạt nhôm. Sau cùng là lắp bát khóa vào.
Lắp bát ke góc khung, gắn keo bao gồm 2 loại: keo tăng cứng và keo chống thấm, lắp ke tăng cứng ở các góc của khung, tiến hành ép góc. Ke tăng cứng cũng có tác dụng hỗ trợ trong quá trình ngăn nước thâm nhập vào khe nhôm. Trong quá trình ép góc, nếu mặt cắt của thanh nhôm không chính xác sẽ dẫn đến góc ép bị hở hoặc góc sẽ bị phá hoại bởi lực ép. Do đó, quá trình cắt thanh nhôm phải đảm bảo được yêu cầu chính xác cao.
Sau khi ép khung xong phải tiến hành kiểm tra: kiểm tra độ chắc chắn, kiểm tra góc xuông bằng ke, kiểm tra khe hở, dùng tay để kiểm tra độ phẳng mặt của 2 khung. Nếu có sai xót phải xử lý, dùng búa cao su để điều chỉnh. Giữa 2 mặt ghép, ép vào nhau không có bavia,dị vật, bẩn chèn vào. Sau khi ghép, ép góc xong khung nhôm phải vuông góc, không bị lỏng, xô lệch và đảm bảo kích thước: Sai lệch theo chiều dài và chiều rộng là ± 0,5 (mm), sai lệch theo đường chéo là ±1 (mm), khe hở mối ghép cho phép ≤0.5(mm), độ chêch lệch 2
mặt phẳng cho phép 0.2(mm)

– Luồn ron cao su vào trong khung bao: trước khi luồn ron thì phải vệ sinh ron để loại bỏ bụi bẩn hoặc đất cát bám dính. Ron được luồn vào phải căng, không được trùn, trả về được trạng thái ban đầu tự nhiên của ron. Ron phải liền đoạn không được chắp nối, nếu chắp nối sẽ bị rớt ra trong quá trình sử dụng cửa về sau.
Chú ý: Ron phải được luồn liên tiếp qua các góc, không được cắt ở ngay góc. Nên sử dụng nước xà bông bôi để dễ dàng luồn ron.
– Khoan lỗ để bắt vít vào tường: tiến hành khoan mồi sau đó mới khoan lỗ. Vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan.
b. Lắp khung cánh cửa:
– Xác định vị trí của bản lề trên đố dọc. Khoan vị trí bản lề, vệ sinh và dũa bavia.
Lắp đế bản lề vào đúng vị trí lỗ khoan, lắp ốc cố định đế bản lề.
Lắp bát ke góc khung, gắn keo bao gồm 2 loại: keo tăng cứng và keo chống thấm, lắp ke tăng cứng ở các góc của khung, tiến hành ép góc.
Kiểm tra góc sau khi ép.
Luồn ron vào trong khung cửa có 2 loại: Một là ron bao ngoài khung cửa khi luồn qua góc không được cắt, phải luồn tiếp, ở vị trí tiếp giáp cuối cùng phải gắn keo silicon cố định. Hai là ron kính khi luồn qua các góc phải cắt xéo 45 o, dán silicon ở ngay góc.
Gắn bản lề vào vị trí đã xác định.

  1. Lắp bản lề vào khung bao:
    – Gắn sơ bộ khung cửa vào khung bao để xác định vị trí của bản lề trên khung bao. Dùng cữ (miếng alu) để điều chỉnh các khe hở giữa khung cửa và khung bao, độ hở của khung cửa so với khung bao là 3 – 4mm ở mặt ngoài, là 2 – 3mm ở phía trên, khoảng cách 2 khung cửa khi lắp vào khung bao là 5mm.
    Khoan lỗ, vệ sinh và dũa bavia lỗ khoan. Luồn đế bản lề vào bên trong khung và gắn bản lề.
    Kiểm tra bản lề phải khớp, đúng vị trí và đứng.
    Quấn băng keo bảo vệ bản lề.
  2. Lắp nẹp:
    – Khi cắt nẹp để gắn thì cắt dư 1mm để gắn vào khung cho chắc chắn và đảm bảo không có lỗ hở giữa 2 bề mặt.
    Luồn ron vào nẹp.
    Gắn nẹp và kiểm tra độ chắc chắn, phẳng mặt, khe hở.
  3. Lắp ổ khóa cửa:
    – Xác định vị trí ổ khóa, từ dưới lên đến mép khoảng 900 – 1000mm hoặc theo
    yêu cầu của khách hàng.

– Xác định loại ổ khóa và vẽ hình dạng lên cánh cửa để xác định vị trí. Để thuận tiện cho thi công hàng loạt thì tiến hành làm bản khóa mẫu để xác định hình dạng nhanh chóng.
Tiến hành khoan, cắt tạo lỗ khóa, sau đó làm sạch bụi nhôm, loại bỏ bavia. Sai số cho phép khi khoan lỗ khóa là ± 1mm. Nếu lỗ khoan quá rộng thì sẽ bị lỏng trong quá trình sử dụng.
Lắp khóa vào. Kiểm tra vận hành thử, xử lý nếu có sai xót. Cửa đóng mở không bị mắc kẹt, cửa đóng mở phải trơn tru, nhẹ nhàng. Quấn băng keo bảo vệ.

  1. Lắp cây ghép phía dưới:
    – Luồn ron lông vào phía dưới cây ghép, nên bôi một chút keo ở 2 đầu khe tránh ron lông bị dịch chuyển qua lại trong quá trình sử dụng cửa.
    Lắp cây ghép vào bên dưới và kiểm tra.
  2. Lắp cây trung gian giữa:
    – Luồn ron cao su vào cây trung gian.
    Lắp nắp đậy trên và dưới của cây trung gian.
    Lắp cây trung gian, lắp chốt, khóa và kiểm tra.
  3. Lắp kính:
    – Xác định kích thước và cắt kính.
    Vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực lắp kính.
    Đưa kính vào trong khung cửa, tiến hành căn chỉnh và chêm 4 góc (bằng miếng alu) cho đều nhau. Chú ý: Khi chêm 4 góc phải cách xa các góc khung, nếu không khi lắp nẹp vào sẽ bị cấn. Quá trình lắp kính lưu ý tránh các lực quá mạnh tác động lên mép kính gây ra các khuyết tật trên kính
    Gắn keo silicon xung quanh kính. Thời gian khô keo theo tiêu chuẩn là 24 giờ.
    Lắp nẹp vào xung quanh, chú ý: Để dễ lắp nẹp thì dùng cọ quét một lớp nước viền xung quanh vị trí lắp nẹp.
    Kiểm tra.
  4. Lắp nẹp
    j. Kiểm tra thành phẩm
    k. Xuất xưởng
    Phần 2. LẮP CỬA LÙA
    a. Lắp khung bao cửa:
    – Xác định cữ để phay ngàm, cắt cữ (đố ngang phía trên, phía dưới).
    Đánh dấu cữ vào vị trí phay ngàm đố dọc.
    Tiến hành cắt, phay ngàm. Trong quá trình phay phải xác định được đường kính của mũi khoan, tránh bị chầy xước thanh nhôm trong quá trình phay. Vệ sinh, làm nguội và loại bỏ bavia. Các chi tiết được phay xong phải đảm bảo tính lắp lẫn, rãnh cắt không bị xiên mà phải đều 2 bên.

Lắp cữ vào vị trí đã phay xem cạnh có kín khít hay không, đánh dấu và khoan mồi vị trí bắt vít.
Xác định vị trí lỗ thoát nước trên đố ngang (phía dưới): cách mép ngoài từ 30 – 40 mm, lỗ thoát nước mưa có kích thước 25 – 30mm. Tiến hành cắt, phay lỗ thoát nước (2 lỗ thoát nước ở 2 đầu). Vệ sinh, làm nguội và loại bỏ bavia. Lỗ thoát nước mưa có thể thay đổi theo chiều dài của thanh profile, nhưng chỉ được phép dao động tối đa trong khoảng kích thước cho phép. Lỗ thoát nước cách nhau 500 – 800mm tùy thuộc vào chiều dài thanh đố.
Lắp khung bằng vít, nên dùng nhớt bôi khe vít để dẽ bắn vít.
Kiểm tra và điều chỉnh.

  1. Lắp khung cánh cửa:
    – Xác định cữ để phay ngàm, cắt cữ (đố ngang phía trên, phía dưới).
    Đánh dấu cữ vào vị trí phay ngàm đố dọc.
    Tiến hành cắt, phay ngàm. Trong quá trình phay phải xác định được đường kính của mũi khoan, tránh bị chầy xước thanh nhôm trong quá trình phay. Vệ sinh, làm nguội và loại bỏ bavia. 
    Lắp cữ vào vị trí đã phay, đánh dấu và khoan mồi vị trí bắt vít.
    Lắp phụ kiện chống rung vào đố dọc, khoan mồi bắt vít.
    Khoan lỗ điều chỉnh bánh xe trên đố dọc. Luồn ron lông vào đố dọc và lắp phụ kiện chống rung đảm bảo khi trượt phải nhẹ nhàng, cửa không rời ra khung bao, khi đóng lại không rung lắc.
    Đối với đố ngang phía trên: lắp phụ kiện chống rung (2 cái 2 đầu), không luồn ron lông.
    Đối với đố ngang phía dưới: luồn ron lông, lắp phụ kiện chống rung (2 cái), lắp bánh xe (2 cái). Trước khi lắp bánh xe vào phải kiểm tra đồng tâm để khi trượt êm ái, không vồng sốc.
    Lắp khung vào bằng vít.
    Lắp khung cửa vào khung bao để kiểm tra và vận hành thử.
  2. Lắp chốt, khóa
    d. Kiểm tra sản phẩm
    e. Xuất xưởng
    6. Mẫu biểu sử dụng trong quy trình

(Đang cập nhật)
– Bản kế hoạch
Bản hướng dẫn công việc
Bản hướng dẫn KCS
Bản thống kê các lỗi sản xuất

  1. Phụ lục

Phụ lục 1
Hướng dẫn sử dụng máy cắt nhôm

Phụ lục 2
Hướng dẫn sử dụng máy ép góc
1. Công tác chuẩn bị trước khi ép góc
– Kiểm tra bát ke góc vuông có gắn vừa vào trong 2 góc của khung hay không,

nếu không vừa phải tiến hành cắt lại bát.
– Kiểm tra và loại bỏ bavia trên mặt cắt.
– Gắn keo (bao gồm 2 loại keo).
– Lắp ke tăng cứng vào góc khung.
– Lắp bát ke góc vuông.
– Lắp khung vào với nhau.
– Dùng búa cao su để đóng vào.
2. Quá trình ép góc
– Trước khi ép phải kiểm tra máy trong tình trạng hoạt động tốt, có thể đưa 1 góc khung mẫu vào để kiểm tra thử.
– Tháo ốc gắn bản lề ra để không bị vướng (nếu có).
– Đưa 1 góc khung vào, các đầu còn lại phải được kê lên sao cho khung phải được nằm ngang bằng, không được thấp hoặc cao hơn so với góc ép.
– Dùng búa cao su để điều chỉnh góc khung cho vừa khớp với góc ke.
– Điều chỉnh và khóa chốt gạt ở 2 bên cánh.
– Nhấn chân ga lần thứ 1 để kích hoạt
3. Chỉnh sửa sau khi ép góc
– Kiểm tra sau khi ép góc khung không bị lỏng và xô lệch, hai mặt của profile phải bằng phẳng, giữa 2 mặt ghép không có bavia, dị tật. Dùng búa cao su để điểu chỉnh lại nếu có sai xót.
– Lắp ốc bản lề vào lại (nếu có).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now